Bệnh xương khớp ở người lớn tuổi vào mùa lạnh

Ở người cao tuổi, sự suy giảm chức năng ở hệ cơ xương khớp dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng như: thoái hoá khớp, thoái hoá cột sống, đau thần kinh tọa, loãng xương... 


Đặc biệt, vào mùa lạnh, các bệnh về khớp do thoái hóa ở người già sẽ dễ tái phát và ở mức độ mạnh hơn. Không khí lạnh thâm nhập vào cơ thể qua da khiến các mạnh máu ở vùng da bị nhiễm lạnh co lại, hạn chế máu đến các khớp xương. Từ đó gây nên tình trạng thiếu máu nội khớp, màng hoạt dịch và sụn khớp bị kích thích khiến người bệnh càng thêm đau nhức.

Ở người cao tuổi, tình trạng này càng dễ xảy ra hơn ở khi các cơ quan đang trong giai đoạn lão hóa, tuần hoàn máu kém đi và khả năng giữ ấm cũng không còn như ở người trẻ.

Giải pháp nào cho chứng bệnh đáng sợ này?


Cần đi khám ngay khi có các dấu hiệu bất thường nghi ngờ bệnh và nên đến nơi có chuyên khoa uy tín, bác sĩ giàu kinh nghiệm. Không nên chủ quan, tự ý điều trị bằng thuốc giảm đau, kháng viêm tại nhà hoặc nghe theo các bài thuốc chưa được kiểm chứng.

Mặt khác, người già thường gặp phải nhiều bệnh lý cùng một lúc. Điều trị sai cách có thể gây phản ứng thuốc, làm gia tăng các bệnh đang gặp phải.



Người bệnh cần đặc biệt lưu ý khi trời lạnh phải giữ ấm toàn thân, nhất là bàn tay, bàn chân. Bên cạnh đó, trong trường hợp cần thiết có thể dùng thêm các dụng cụ hỗ trợ để giảm lực tỳ đè cho khớp gối như mang nẹp khớp gối, gậy chống, nạng đi.

Người cao tuổi cũng nên tập thể dục đều đặn với các động tác nhẹ nhàng, hợp với sức khỏe, lứa tuổi. Các bài tập vận động phù hợp thường là đi bộ, dưỡng sinh, đạp xe,... Bên cạnh đó cần chú ý thực hiện chế độ ăn uống khoa học, cân bằng các chất, bổ sung thực phẩm giàu calci.

Người cao tuổi cũng cần nghỉ ngơi đầy đủ, giữ tinh thần lạc quan, vui sống mỗi ngày để bổ trợ cho sức khỏe nói chung, hệ cơ xương khớp nói riêng.

Khám sức khỏe định kỳ 2 lần/ năm là biện pháp tốt nhất để chủ động bảo vệ sức khỏe, phát hiện sớm những bất thường (nếu có) và xử trí kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Lý do mắc gai cột sống ở cả nam và nữ

Đau nhức xương ống chân là gì?

Dấu hiệu bong gân ngón tay cái là gì?